Hệ thống điện thông minh – Lựa chọn hoàn hảo cho ngôi nhà của bạn

Công nghệ hiện đại khiến cuộc sống thường nhật của con người ngày càng được nâng cấp. Trong số đó, không thể thiếu hệ thống điện thông minh là một trong những thành phần quan trọng được nhiều người quan tâm. Vừa tiết kiệm, vừa có tính linh hoạt cao, những thiết bị điện thông minh mang đến sự hoàn hảo cho ngôi nhà của bạn.

1. Hệ thống điện thông minh là gì?

Hệ thống điện thông minh là một mạng lưới các thiết bị điện được kết nối với nhau, cùng kết nối với một thiết bị kiểm soát và điều khiển chung thông qua hệ thống dây dẫn truyền hoặc mạng không dây như 3G, Wifi, Zigbee, Bluetooth… 

Các thiết bị điện này có thể được điều khiển từ xa, điều khiển bằng giọng nói, cảm biến ánh sáng, hoặc có thể tự điều chỉnh hoạt động dựa trên các chương trình cài đặt có sẵn. 

Hệ thống điện nhà thông minh có thể mang lại hiệu năng sử dụng điện cao hơn, giúp tiết kiệm điện cho gia chủ và khiến cuộc sống thêm tiện nghi, hiện đại và dễ dàng hơn. 

Tại các nước phát triển, hệ thống điện thông minh cho gia đình khá phát triển. Tại Việt Nam, tùy còn mới mẻ nhưng hệ thống này cũng nhận được khá nhiều sự quan tâm từ người sử dụng. 

Hệ thống điện thông minh là sự kết nối của nhiều thiết bị điện hiện đại khác nhau
Hệ thống điện thông minh là sự kết nối của nhiều thiết bị điện hiện đại khác nhau

2. 2 loại hệ thống điện thông minh thường dùng

Hiện có 2 loại hệ thống điện nhà thông minh là hệ thống điện thông minh có dây và không dây. Mỗi loại này lại có những đặc điểm, ưu nhược điểm riêng. 

2.1. Hệ thống điện nhà thông minh có dây 

Với hệ thống điện thông minh trong nhà có dây, tất cả các thiết bị đều được kết nối với bộ điều khiển trung tâm thông qua dây mạng LAN. 

Các cảm biến và các bảng điều khiển sẽ được nối vào một đường dây chung đi khắp nhà, gọi chung là bus. Từng tầng thiết bị sẽ được nối vào dây bus một cách thống nhất. 

Ưu điểm hệ thống điện nhà thông mình có dây:

  • Tín hiệu truyền tải nhanh và ổn định
  • Đảm bảo được sự kết nối cho cả các công trình lớn
  • Khả năng tải lớn, kết nối được nhiều thiết bị 1 lúc mà không sợ bị treo hệ thống
  • Tránh được rủi ro chập điện khi đường truyền bị nghẽn

Nhược điểm:

  • Hệ thống này khá khó triển khai, đặc biệt là ở Việt Nam
  • Giá thành cao do cần nhiều dây nối, yêu cầu thi công phức tạp hơn và thời gian thi cồng dài hơn. 
  • Phải đục tường đi dây, có thể gây ảnh hưởng tới cấu trúc nhà. Hệ thống này thường phải được tính toán và lắp đặt từ lúc nhà còn đang trong công đoạn xây dựng, chưa hoàn thiện. 
Hệ thống có dây sử dụng mạng LAN và phải thay đổi cấu trúc công trình khá nhiều
Hệ thống có dây sử dụng mạng LAN và phải thay đổi cấu trúc công trình khá nhiều

Hệ thống có dây sử dụng mạng LAN và phải thay đổi cấu trúc công trình khá nhiều

2.2. Hệ thống điện thông minh không dây

Trong hệ thống này, các thiết bị điện được kết nối tín hiệu với một thiết bị trung gian có vai trò liên lạc không dây với bộ điều khiển (có thể là remote cầm tay hoặc bộ điều khiển trung tâm), có thể thông qua sóng Zigbee, Wifi, Bluetooth… 

Ở mức cao hơn, các thiết bị trong hệ thống còn có thể nối mạng không dây với nhau, cũng như thông báo tình trạng thiết bị đang được nối với chúng. 

Gia chủ có thể dùng remote hay điện thoại, iPad, máy tính… để điều khiển các thiết bị điện trong hệ thống mà không cần phải tới tận nơi. Hệ thống điện thông minh trong nhà khá được ưa chuộng tại Việt Nam với:

Ưu điểm: 

  • Giá thành hợp lý, rẻ hơn so với loại có dây
  • Lắp đặt dễ dàng, phù hợp với nhiều công trình, có thể lắp đặt bất kỳ khi nào mà không làm thay đổi cấu trúc công trình.
  • Quản lý đơn giản

Nhược điểm: 

  • Hệ thống này cũng có nhược điểm là thiếu ổn định.
  • Sóng tín hiệu có thể bị yếu cho các bộ phát có vấn đề, hoặc bị chặn bởi tường nhà cùng đồ đạc.
  • Tín hiệu giữa các thiết bị có thể bị đứt quãng, nghẽn mạng trong quá trình sử dụng.  
Hệ thống điện thông minh không dây
Hệ thống điện thông minh không dây kết nối với nhau bởi sóng tín hiệu và có thể được điều khiển qua thiết bị di động

=> Từ những ưu điểm và nhược điểm của từng hệ thống điện thông minh có dây và không dây ở trên thì chúng tôi khuyên khách hàng nên sử dụng thiết bị hệ thống điện không dây để phù hợp khi sống tại Việt Nam.

3. Các thiết bị trong hệ thống điện thông minh trong nhà

Hệ thống điện thông minh cho gia đình gao gồm khá nhiều phần nhỏ như

3.1. Hệ thống điều khiển từ xa và tự động

Hệ thống điều khiển chung bao gồm:

  • Bộ điều khiển trung tâm: tiếp nhận tín hiệu từ bộ phận điều khiển và gửi tới các thiết bị điện, nhận thông tin từ các thiết bị điện và tổng hợp để gửi tới người dùng. 
  • Các thiết bị điều khiển: ví dụ như máy tính, laptop, iPad, điện thoại, bảng điều khiển remote…
  • Chip cảm biến, thu phát tín hiệu lắp tại từng thiết bị điện. 
Bộ điều khiển trung tâm DiCOM
Bộ điều khiển trung tâm DiCOM

3.2. Hệ thống báo trộm an ninh 

Hệ thống báo trộm an ninh bao gồm báo trộm, cháy, tràn nước, giám sát môi trường, tích hợp camera. Các thiết bị này sẽ được lắp đặt tại các vị trí nhạy cảm, có mật độ người qua lại nhiều, giúp kiểm soát an ninh 24/7:

  • Hệ thống giám sát môi trường: giám sát nhiệt độ, độ ẩm, phát hiện nước rò rỉ… và báo lại với chủ nhà. 
  • Hệ thống báo cháy: phát hiện dấu hiệu của khói và báo động
  • Camera quan sát: theo dõi hình ảnh của các vị trí trọng yếu trong gia đình. 
  • Chuông cửa báo khách có hình
  • Thiết bị cảm biến chống trộm phát hiện chuyển động bất thường và gửi cảnh báo cho chủ nhà. 

Một hệ thống điện thông minh cho gia đình có thể có đủ cả 3 thành phần này, nhưng cũng có thể có ít hơn, tùy vào nhu cầu và thiết kế của chủ nhà. 

3.3. Hệ thống chuông cửa

Hệ thống chuông cửa thông minh cơ bản bao gồm

  • Thiết bị chuông cửa không dây: để khách tới nhà có thể thông báo cho chủ nhà về sự hiện diện của mình
  • Chuông cửa hồng ngoại: sử dụng cảm biến chuyển động để phát hiện người qua lại và chủ động thông báo cho chủ nhà
Hệ thống chuông cửa
Hệ thống chuông cửa

4. 3 Lợi ích của hệ thống điện thông minh cho gia đình

Hệ thống điện thông minh trong nhà mang lại nhiều lợi ích tích cực cho cuộc sống sinh hoạt hàng ngày như

  • An toàn – tiết kiệm – linh hoạt

Bạn không cần tới tận từng thiết bị nhưng vẫn có thể điều khiển chúng. Thậm chí, bạn có thể điều khiển nhiều thiết bị cùng lúc rất tiện lợi.

Việc kiểm soát các thiết bị hiệu quả cũng làm giảm thất thoát điện năng và rủi ro chập cháy mất an toàn. 

  • Tiện nghi – hiện đại

Cơ chế tự động điều khiển hoặc điều khiển từ xa giúp bạn dễ dàng sử dụng, không phải trực tiếp bật/tắt thiết bị, không phải lo lắng mỗi khi quên tắt thiết bị và gây lãng phí.

  • Nâng cao chất lượng cuộc sống: giúp bạn giảm bớt thời gian lo lắng và dễ dàng kiểm soát căn nhà hơn. 
Cuộc sống trở nên thăng hoa và hoàn mỹ hơn với hệ thống điện thông minh
Cuộc sống trở nên thăng hoa và hoàn mỹ hơn với hệ thống điện thông minh

5. Đơn vị cung cấp hệ thống điện nhà thông minh

Một trong những đơn vị cung cấp và lắp đặt hệ thống điện thông minh cho gia đình uy tín nhất hiện nay chính là DiCOM. 

DiCOM đã có gần 13 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực đặc biệt này. Các sản phẩm của DiCOM đều trải qua thời gian dài nghiên cứu, thiết kế, kiểm nghiệm và được sản xuất bởi chính DiCOM. Do đó, đảm bảo tính năng hiện đại và an toàn của mọi sản phẩm. 

Không chỉ hiện đại, hệ thống điện thông minh cho gia đình của DiCOM còn có tính bảo mật rất cao, đảm bảo quyền quản trị quan trọng luôn thuộc về bạn. Để được tư vấn thêm, hãy liên hệ với Dicom qua thông tin sau:

  • Dicom Smarthome – 1 Nguyễn Huy Tưởng, Hà Nội
  • Văn phòng đại diện tại TP. Hồ Chí Minh: Tầng 1, P101 số 81 Trần Huy Liệu, Phường 12, Quận Phú Nhuận, TP Hồ Chí Minh.
  • SĐT: 096 735 75 97 
  • http://dicom.vn/
  • info@dicom.com.vn

Đội ngũ của Dicom rất hân hạnh được mang tới hệ thống điện thông minh cho gia đình chất lượng, đi đầu xu thế cho tất cả khách hàng. 

0/5 (0 Reviews)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *